Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống dịch bệnh "Chia sẻ vắc xin, cứu sống mạng người, hồi phục kinh tế"
Đồng chí Trần Trọng Hải, Phó giám đốc Sở Y tế
chủ trì tại điểm cầu Sơn La
Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng
các trường hợp mắc và tử vong do COVID-19. Vì thế, để tăng cường miễn dịch
phòng bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn bộ người dân hãy đi tiêm vaccine phòng
COVID-19. Bộ cũng đề nghị các địa phương quý I/2022, hoàn thành tiêm mũi
vaccine thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên
Sáng ngày 27/12, Bộ Y tế
phối hợp với Bộ Ngoại Giao tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng,
chống dịch bệnh với chủ đề "Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ" bằng
hình thức trực tuyến với 63 tỉnh thành. Đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ
Y tế chủ trì. Dự và chủ trì tại địa điểm cầu Sơn La có đồng chí Trần Trọng Hải,
Phó giám đốc Sở Y tế, cùng dự có lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Trong năm 2021 đại dịch Covid-19 gây
thiệt hại lớn về người và tác động tới mọi mặt đời sống, đứt gãy các chuỗi sản
xuất, cung ứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế, tác động sâu sắc
tới an sinh xã hội. Đây là năm thứ 2 kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống dịch
bệnh, các hoạt động kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã cướp
đi sinh mạng của hơn 5 triệu người trên thế giới, đẩy lùi nhiều thành quả phát
triển kinh tế - xã hội mà cộng đồng quốc tế đạt được trong năm qua, tác động
nghiêm trọng tới nền kinh tế và sinh kế của người dân. Đại dịch Covid-19 đã đẩy
trên 200 triệu người rơi vào tình cảnh nghèo cùng cực, đe dọa nhiều hệ thống y
tế đã vốn quá tải, phá vỡ nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, sự bất
bình đẳng trong tiếp cận chẩn đoán, vắc xin và điều trị vẫn là vấn đề nhức nhối
của thế giới
Phát biểu
tại Lễ mít tinh, đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá
cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm của các lực lượng phòng, chống dịch
Covid-19 từ Y tế, Quân đội, Công an, Phụ nữ, Nông dân, Phóng viên, Nhà báo… Đã
không quản hy sinh vất vả tham gia các phong trào phòng, chống dịch Covid-19,
nhiều cán bộ tại vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới
đã cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19. Đồng thời, gửi lời tri ân tới Đại
sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế: WHO, UNICEF, COVAX, GAVI… đã hỗ trợ
Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch, cung ứng vắc xin, dây truyền lạnh,
vật tư tiêm chủng và hỗ trợ hoạt động triển khai tiêm chủng. Đồng chí nhấn
mạnh: Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống ngăn ngừa, phát
hiện và ứng phó với bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Trong thời gian qua, cộng
đồng quốc tế phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn do đại dịch gây ra.
Hoạt động kỷ niệm mang đến thông điệp về tầm quan trọng của việc tất cả mọi
người đều được tiêm chủng phòng Covid-19, trách nhiệm của người dân trong việc
chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng đầy đủ. Với sự chỉ đạo quyết liệt
của Chính phủ, sự nỗ lực của các địa phương, đơn vị trong công tác phòng, chống
dịch Covid-19, tốc độ tiêm chủng cũng như tỷ lệ bao phủ vắc xin của Việt Nam
đạt mức cao trong khu vực và trên thế giới. Đây là kết quả quan trọng trong
công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần tạo điều kiện thuận lợi đưa đất
nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Tại buổi
lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Quang Hiệu cũng cho biết, trong thời gian
tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để đồng hành với ngành Y tế trong
phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng và hợp tác nhắm ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt,
trước diễn biến dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, Bộ sẽ tiếp tục chủ trì, phối
hợp với các Ban, Bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả công tác ngoại giao
vắc xin.
Thu Huế