Lượt xem: 321
Đánh giá giữa kỳ Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh
In trang
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng
đồng dân tộc thiểu số” tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc họp giữa kỳ nhằm đánh giá những
kết quả thực hiện các hoạt động Dự án từ năm 2021-2022, triển khai kế hoạch năm
2023-2024. Dự và phát biểu khai mạc có TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật.
Dự
án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số”
được triển khai tại tỉnh Sơn La trong thời gian 3 năm, từ tháng 8/2021 đến
tháng 6/2024 do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hàn Quốc tài trợ, với tổng kinh phí trên
17,7 tỷ đồng. Dự án được triển
khai tại 10 xã thuộc 2 huyện Quỳnh Nhai và Mường La, với các hoạt động chính
như xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động, chiến dịch truyền
thông; họp chia sẻ mô hình; truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho cán bộ y tế; hỗ trợ trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất;
thành lập các nhóm hỗ trợ tại cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tử
vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
BSCKI.
Đoàn Thanh Phúc chủ trì phần thảo luận và đưa ra những định hướng cho kế hoạch
hoạt động Dự án giai đoạn tiếp theo
Sau
hơn 1 năm triển khai dự án, tại 2 huyện Quỳnh Nhai và Mường La đã tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho đội ngũ
cán bộ y tế. Dự án đã tiếp cận được gần 6.000 người tham gia các hoạt động truyền
thông; Thành lập 10 đội chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
lưu động; 10 đội Kangaroo cộng đồng để khám thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
tại cộng đồng. Việc triển khai Dự án đã và đang có những tác động tích cực
đến cộng đồng: tỷ lệ phụ nữ có thai được thăm khám ít nhất 4 lần trong suốt
thai kỳ tăng từ 30,6% năm 2021 lên 53,5% năm 2022. Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc tuần
đầu sau sinh tăng từ 34,6% năm 2021 lên 64,3% năm 2022. Tỷ lệ sản phụ được người
đỡ đẻ có chuyên môn hỗ trợ tăng từ 56,2% năm 2021 lên lên 76,9% năm 2022.
Giai
đoạn cuối kỳ Dự án (1/2023 đến 6/2024) Ban Quản lý dự án tỉnh và 2 huyện Quỳnh
Nhai và Mường La sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức và thực hành chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; Cải thiện năng lực các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu của
phụ nữ mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời áp dụng các bài học kinh
nghiệm, nhân rộng các mô hình đến các địa phương khác trong tỉnh; phấn đấu giảm
đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tỉnh Sơn La./.
Phương Hồng – CDC Sơn La
16/12/2022