Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 04/3/2022 của Ban Chỉ đạo về an
toàn thực phẩm tỉnh Sơn La về đảm bảo an toàn thực phẩm tỉnh Sơn La năm 2022. Ngày
27/12, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh, đã chủ trì Hội
nghị trực tuyến tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2022; triển khai nhiệm
vụ năm 2023 tới 12 điểm cầu các huyện/thành phố.
Năm 2022, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối
hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, công tác an toàn thực phẩm
(ATTP) trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, hiệu quả. Công tác
thông tin truyền thông được đẩy mạnh, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành
vi ATTP của người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm. Kiến thức, thực hành của đại bộ phận người sản xuất, người kinh doanh và
người tiêu dùng thực phẩm từng bước được nâng lên, nhiều sản phẩm thực phẩm của
địa phương có chỗ đứng tại các thị trường trong và ngoài nước, số cơ sở áp dụng
các công nghệ tiến tiến trong quản lý, sản xuất thực phẩm tăng nhanh, công tác
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các ngành chức năng, của UBND cấp huyện,
cấp xã cơ bản đã bám sát các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của chính
phủ, các bộ ngành trung ương. Ban Chỉ đạo về an tòa thực phẩm của tỉnh
đã bám sát quy chế hoạt động, kế hoạch đảm bảo ATTP của địa phương để tham mưu
cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Ban
Chỉ đạo cũng đã ban hành kế hoạch và quyết định thành lập các đoàn kiểm tra
liên ngành về ATTP trong các dịp cao điểm như: Tết Dương lịch, tết Nguyên Đán, tết Trung
Thu,...và các cuộc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn.
Tại hội nghị thành viên BCĐ an toàn thực phẩm đã tập trung
thảo luận một số vấn đề, nội dung, như: Tình trạng buôn bán nội tạng động vật,
thực phẩm kém chất lượng vẫn xảy ra; lực lượng thực hiện nhiệm vụ còn thiếu;
công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức tập huấn chuyên sâu cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh; kinh phí trong tổ chức test mẫu thực phẩm; xây dựng phần mềm quản
lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh... Cùng với đó, đề xuất nhiều giải pháp trọng
tâm để nâng cao công tác đảm bảo ATTP trong năm 2023.
Trong năm 2022, các đoàn thanh tra, kiểm tra,
hậu kiểm về ATTP đã kiểm tra 4.827 cơ sở, trong đó, 625 cơ sở vi phạm,
thu nộp ngân sách trên 2 tỷ đồng. Tình riêng ngành Y tế đã thanh tra, kiểm tra: 2.935 cơ sở,
trong đó 2.865 cơ sở đạt; 70 cơ sở vi phạm; 07 cơ sở vi phạm và bị tiêu hủy; 63 cơ sở vi phạm bị xử lý và phạt
tiền, thu nộp ngân sách hơn 200 triệu. Các ngành bao gồm: Y tế, Công
thương, Nông nghiệp là thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm đã tiếp nhận và
cấp 28 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng ATTP; chứng nhận 553 cơ sở đủ điều
kiện về ATTP; thẩm định, cấp mới, cấp lại 18 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP; thẩm định đối với 442 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; duy trì 7 mô
hình điểm kiểm soát về an toàn thực phẩm tại 7 huyện, thành phố... Tuy nhiên,
năm 2022, trên địa bàn vẫn xảy ra 7 vụ ngộ độc thực phẩm, với 74 người mắc,
không có trường hợp tử vong; có 617 ca ngộ độc thực phẩm rải rác trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng
chí Tráng Thị Xuân yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả Tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Triển khai đảm bảo công tác ATTP trong các dịp lễ, tết, cao điểm
trong năm 2023; tiếp tục duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng
thực phẩm an toàn; tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm tại địa phương; tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm
tra, giám sát; phát huy hiệu quả các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm; các
ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác cấp
phép đảm bảo thực hiện cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác chỉ đạo
tuyến, hướng dẫn, giám sát của tuyến tỉnh đối với tuyến dưới trong công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm cho tuyến
dưới theo phân công, phân cấp; đẩy mạnh công tác hậu kiểm về ATTP. Đồng thời, giao cho Sở Y tế đầu mối, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Sở công thương cùng với UBND các huyện, thành phố tổ chức hội nghị tập huấn
liên ngành nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho thành
viên Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm các cấp./.
Mai Trang- CDC
Sơn La