PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG TRỤ TAY TRÁI BẰNG ĐINH KIRSCHNER DƯỚI MÀN HÌNH TĂNG SÁNG CHO BỆNH NHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN CHÂU
31/08/2024
Lượt xem: 175
Kỹ
thuật phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng để điều trị cho các loại
gãy xương nói chung và gãy xương cẳng tay nói riêng là phương pháp điều trị hiện
đại, ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Hiện đang được áp dụng tại Bệnh
viện Đa khoa huyện Yên Châu. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này thường
rất hài lòng đặc biệt là các bệnh nhi vì chức năng chi có thể phục hồi sớm,
nhanh trở lại với sinh hoạt, sẹo mổ rất nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp các
bé giảm tối đa nỗi sợ và ám ảnh trong tương lai.
Kíp
mổ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu thực hiện phương pháp “phẫu thuật kết hợp
xương trụ tay trái bằng đinh Kirschner dưới màn hình tăng sáng”
Chiều
27/08/2024, Bệnh Nhi Vì Thị L, 6 tuổi, địa chỉ Trạm Hốc - Chiềng On - Yên Châu
nhập viện trong tình trạng Cẳng tay trái sưng nề, mất vận động, sờ nắn đau do bị
ngã ở nhà. Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm các cận lâm sàng cần thiết, chẩn
đoán bệnh nhi bị gãy kín 1/3 xương trụ tay trái và được chỉ định phẫu thuật kết
hợp xương. Bệnh nhi được BSCK II. Lê Thái Hà - Giám đốc Bệnh viện, BSCK I. Trần
Thị Huệ - Phó Giám đốc và BSCK I. Lê Hải Việt - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp trực
tiếp phẫu thật. Bệnh nhân được chỉ định đóng đinh Kirschner nội tuỷ dưới màn
hình tăng sáng (không rạch da). Sau gần 1 tiếng đồng hồ phẫu thuật tình trạng bệnh
Nhi ổn định, phần xương gẫy được cố định bằng đinh kirschner ổn định, chờ thời
gian phục hồi.
Hình ảnh chụp X.quang bệnh nhi trước khi mổ
Phẫu
thuật xuyên đinh kín trên màn hình tăng sáng ( C- Arm) là phương pháp tiên tiến,
thay thế cho phương pháp phẫu thuật cũ trước đây, bệnh nhi bị gãy xương có chỉ
định phẫu thuật, bệnh nhi được phẫu thuật mở bộc lộ xương gãy để nắn chỉnh và kết
hợp xương bằng các loại đinh, nẹp vít, chỉ thép. Hạn chế của kỹ thuật phẫu thuật
này là phá hủy mô mềm quanh xương nhiều dẫn đến các nguy cơ nhiễm khuẩn, xương
chậm liền, khớp giả, thời gian nằm viện cũng như thời gian phẫu thuật kéo dài,
sau khi xương liền phải phẫu thuật lần nữa để tháo phương tiện kết hợp xương, để
lại sẹo xấu , tâm lý sợ hãi, ám ảnh cho các bé…
Hình ảnh chụp X.quang bệnh nhi sau khi mổ
Đây
là phương pháp đã được nhiều Bệnh viện lớn sử dụng từ lâu. Nhưng đối với những
Bệnh viện tuyến huyện việc thực hiện thành công phương pháp này đã đạt được một
bước tiến mới trong lộ trình cải tiến phương pháp hoạt động hướng tới sự hài
lòng của người bệnh khi đến với Bệnh viện Đa khoa Yên Châu./.
- Mai Thảo – BVĐK Yên Châu