TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ, TRUYỀN THÔNG VIÊN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CHIỀNG BÔM, TÔNG CỌ HUYỆN THUẬN CHÂU
Nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế, cán bộ truyền
thông viên, cán bộ/nhân viên y tế thôn bản về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ
em giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ. Trong 02 ngày 7-8/8/2024 Tổ chức
HealthBridge (Canada) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(CDC) tổ chức 02 lớp tập huấn lại về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và
trẻ nhỏ giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ cho nhân viên y tế, truyền thông
viên cộng đồng tại xã Chiềng Bôm và Tông Cọ huyện Thuận Châu.
“1.000 ngày đầu đời” được tính từ khi bà mẹ bắt đầu mang
thai đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn
này (1.000 ngày đầu đời) chính là sự
đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé. 1.000 ngày đầu đời của trẻ được
chia thành 3 giai đoạn: Mang thai (280
ngày trong thai kỳ), 6 tháng (180
ngày đầu sau sinh trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), từ tháng thứ 7 tháng đến 24
tháng (540 ngày ăn dặm bổ sung ). Đây
được coi là giai đoạn “vàng” giúp trẻ phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ.
Chị
Lường Thị Xuân, Y tế bản Pom Khoảng cho biết: Tại lớp tập huấn tôi và các học
viên đã được nghe các nội dung liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu
đời cho bà mẹ, trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý; thực
hành chế biến bữa ăn cho trẻ; thực hành đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của
trẻ. Hướng dẫn bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho
phụ nữ có thai, hướng dẫn bà mẹ cho con bú và dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời triển
khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, vận động thay đổi hành vi về chăm sóc
dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ cũng như theo dõi, giám sát,
can thiệp sớm về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng
trẻ em tại địa phương.
Một số hình ảnh hoạt động (hướng
dẫn, thực hành) tại lớp tập huấn
CN. Nguyễn Thị Huệ, Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản- Dinh dưỡng
CDC chia sẻ: Giai đoạn “cửa
sổ cơ hội” là giai đoạn quan trọng để tiến
hành các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hiệu quả nhất; nếu
bà mẹ biết thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển
khỏe mạnh. Vì vậy việc cập nhật kiến thức cho y tế thôn bản về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ sẽ giúp họ có đủ kỹ năng cơ bản về tư vấn, hỗ trợ NCBSM và cho trẻ ăn bổ
sung hợp lý, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở
trẻ em.
Kết thúc lớp tập huấn các học viên đã được cập nhật, bổ
sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống suy dinh dưỡng, bổ
sung đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và dinh dưỡng
cho trẻ. Đây sẽ là nền tảng để đội ngũ nhân viên y tế, truyền thông viên cộng đồng
tại xã Chiềng Bôm, Tông Cọ huyện Thuận Châu triển khai các hoạt động truyền
thông, tư vấn, vận động thay đổi hành vi về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000
ngày đầu đời của trẻ cũng như theo dõi, giám sát, can thiệp sớm về bổ sung dinh
dưỡng cho trẻ nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em góp phần nâng cao tầm
vóc, thể lực cho trẻ tại địa phương./.
Tập thể giảng viên và học viên lớp Chiềng Bôm
Tập thể giảng viên và học viên lớp Tông Cọ
Mai
Trang- CDC Sơn La