HỌP TRỰC TUYẾN VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỞI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Sáng ngày
21/03, Cục Phòng bệnh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến về đánh giá tình hình dịch
bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống với sự tham gia của Văn phòng Bộ Y tế, Cục
phòng bệnh, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt
Nam, Báo Sức khỏe & Đời sống, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung
ương; lãnh đạo và cán bộ các Viện Pasteur Nha Trang, Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên,
Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh/thành phố. Tại điểm
cầu tỉnh Sơn La, chủ trì có BSCK II. Lê Hồng Trường, Giám đốc Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật và khoa/phòng chuyên môn liên quan.
Các
đại biểu tham dự điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La
Tại
cuộc họp, các đại biểu đã được thông tin về diễn biến của dịch, bệnh sởi và
đánh giá nguy cơ sơ bộ về tình hình dịch bệnh trên cả nước. Theo đó, từ đầu năm
đến nay cả nước ghi nhận 38.807 ca nghi sởi, trong đó có 3.447 ca dương tính với
sởi tại 61 tỉnh, thành phố, 05 ca tử vong liên quan đến sởi. Trong thời gian sắp
tới, tình hình dịch bệnh sởi diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường.
Quang
cảnh buổi họp trực tuyến
Từ đầu năm 2025 đến
nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La ghi nhận 158 ca mắc sởi và sốt phát ban dạng sởi,
trong đó huyện Sông Mã ghi nhận 108 ca mắc sởi tại 14/19 xã/thị trấn.
Hiện đã điều trị khỏi 87 trường hợp, đang điều trị 21 trường hợp, chưa ghi nhận
trường hợp bệnh nặng/tử vong do bệnh sởi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham
mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đối tượng 6 tháng đến 9 tháng dự kiến tiêm vắc xin sởi 6.283 trẻ; đối
tượng 1-5 tuổi 8.873 trẻ; đối tượng 6-10 tuổi dự kiến 9.445 trẻ.
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh Sơn La đã thành lập nhiều đoàn công tác phối hợp với TTYT và Trạm Y tế
xã, chính quyền địa phương, các trường mầm non, tiểu học, ban quản lý bản…thực
hiện việc điều tra, giám sát các trường hợp mắc tản phát cũng như giám sát ổ dịch,
đồng thời tổ chức truyền thông, phát tờ rơi cho các trường học và người dân; xây dựng thông
điệp truyền thông về bệnh sởi bằng 03 thứ tiếng (Thái – Mông – Kinh) cung cấp
cho các địa phương để thực hiện truyền thông trên loa đài của các tổ, bản tiểu
khu; chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện hoạt động
giám sát dịch, bệnh đặc biệt trú trọng vào các bản vùng cao, vùng y tế khó tiếp
cận, vùng có tỷ lệ tiêm chủng hằng năm thấp.
Đồng thời, chỉ đạo y tế tuyến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện tiêm chủng
cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo tiến độ và độ
bao phủ tỷ lệ tiêm chủng. Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa
được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi./.
PV.
Thùy Linh - CDC