Hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5/2023 Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2023
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh mạn
tính và nan y và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà có thể phòng tránh được.
Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư
và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh
tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ giới.
Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca
tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.
Bên cạnh các tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn
thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, bao gồm chi tiêu cho
hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất
khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm, và tổn thất do cháy nổ vì hút thuốc
lá. Theo ước tính của Tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới, tổn thất kinh tế toàn cầu
do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
chọn thông điệp “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”.làm chủ đề cho
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Thông
qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe,
kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; khuyến
khích người nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp;
đề cập đến mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo; bên cạnh đó kêu gọi người
hút bỏ thuốc lá để dành chi cho thực phẩm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc
trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng mất an ninh
lương thực và đói nghèo.
Hưởng ứng Ngày
Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2023 và
tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. UBND tỉnh ban hành
công văn số 1754/UBND-KGVX ngày 18 tháng 5 năm 2023 chỉ đạo các Sở, ban ngành,
UBND các huyện, thành phố triển khai các hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Luật phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc
lá, trong những năm qua, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã triển khai nhiều
hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về tác hại của
thuốc lá; xây dựng các mô hình không khói thuốc ở cơ quan, đơn vị, trường học.
Do vậy, nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá được nâng lên, các quy
định cơ bản của Luật PCTH của thuốc lá từng bước đi vào cuộc sống.
Để giảm tỷ lệ người hút thuốc lá,
giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ người dân, các cấp, ngành, đoàn thể,
tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục tăng cường giám sát, đánh giá thường
xuyên hiệu quả hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; duy trì tốt các mô
hình không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị. Hơn hết, mỗi người dân cần
nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để bảo
vệ chính bản thân cũng như cộng đồng, xây dựng môi trường sống văn minh, lành mạnh.
Khẩu hiệu
tuyên truyền
1. Sử dụng
thuốc lá là một nguyên nhân gây ra đói nghèo
2. Hãy dùng
tiền mua thuốc lá để mua thực phẩm cho con bạn
3. Hãy chọn
thực phẩm, đừng chọn thuốc lá
4. Hút thuốc
lá làm bạn tốn tiền và phải trả giá bằng sức khoẻ
5. Hút thuốc
thụ động dù ít hay nhiều đều có hại cho sức khoẻ
6. Thuốc lá
điện tử, thuốc lá nung nóng chứa chất gây ung thư và chất Nicotine gây nghiện.
7. Đừng để
mình thành nạn nhân của việc nghiện chất nicotine trong thuốc lá điện tử
8. Bỏ thuốc lá
để phục hồi lá phổi của bạn
9. Không hút
thuốc lá nơi làm việc, nơi công cộng
10. Không hút
thuốc lá trong nhà, nơi tập trung đông người
11.Hãy nhắc
người khác không hút thuốc lá gần bạn và mọi người
BSCKI.
Phạm Thị Thu Hương-Trưởng khoa PCBKLN. CDC Sơn La